Lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay đã gây ra sự gia tăng tương ứng về số vụ kiện chống bán phá giá (AD) nhắm vào ngành này, và đó có thể là cản trở cho thị trường xuất khẩu vào nửa đầu năm sau.
Trung Quốc đã phải hứng chịu 27 vụ kiện thương mại trong năm nay, bằng tổng số vụ kiện được đệ trình trong 5 năm từ 2019-23, theo dữ liệu từ Trung tâm thông tin về biện pháp khắc phục thương mại (CTRI), một nhánh của Bộ thương mại Trung Quốc. Hầu hết các vụ kiện đến từ các nước ở Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh.
Theo dữ liệu hải quan, trong 11 tháng đầu năm, Trung Quốc đã xuất khẩu 101.171 triệu tấn thép, tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu vượt quá 100 triệu tấn vào năm 2024 lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Các nước Châu Á - Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn nhất trong xuất khẩu thép của Trung Quốc. Trong số 10 điểm đến xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2023, sáu điểm đến nằm ở Châu Á - Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Ấn Độ- cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Ả Rập Xê Út và Brazil.
Nguyên nhân chính khiến sản lượng xuất khẩu tăng cao là do nhu cầu trong nước thấp, với sự suy yếu kéo dài của thị trường bất động sản. Ngành xây dựng trong năm ngoái chiếm 52% lượng tiêu thụ nội địa. Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu thép thành phẩm tại Trung Quốc có khả năng giảm 3% xuống còn 868,8 triệu tấn vào năm 2024. Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thép.
Nhu cầu suy yếu đã khiến giá trong nước và xuất khẩu của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều năm vào tháng 9, khiến các lô hàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài. HRC giao ngay tại Thượng Hải đã xuống mức thấp nhất trong bảy năm là 2,990 NDT/tấn (419 USD/tấn) vào ngày 6/9. Giá HRC theo giá fob Trung Quốc đã giảm xuống còn 439 USD/tấn vào ngày 9/9, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020.
Nhu cầu thép ở những nơi khác tại Châu Á - Thái Bình Dương cũng có khả năng giảm trong năm nay. Worldsteel dự báo nhu cầu đối với các sản phẩm thép thành phẩm tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm 1.2% vào năm 2024, trong khi nhu cầu tại Châu Mỹ Latinh có khả năng giảm 0.3%. Việc Trung Quốc tăng xuất khẩu sang các khu vực này đang gây áp lực lên các nhà sản xuất thép trong nước và làm gia tăng căng thẳng thương mại hơn nữa.
Như vậy, hệ quả từ các vụ kiện thương mại gia tăng chính là làm chậm lại xuất khẩu thép của nước này trong năm tới, nếu như các nước áp dụng thuế quan cao hơn để bảo vệ ngành thép nội địa. Tác động sẽ rõ ràng hơn vào nửa đầu năm 2025, do thuế thường áp dụng sau 4-9 tháng kể từ khi điều tra.
Trong khoảng tháng 6-tháng 10 qua thì có ít nhất 24 vụ kiện được đệ trình ở các nước. Các quốc gia đệ trình ác vụ kiện này chiếm khoảng 16%, hay 14.5 triệu tấn tổng lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc vào năm ngoái, theo dữ liệu Hải Quan.
Rất khó để xác định toàn bộ tác động của thuế chống bán phá giá, vì một số nhà nhập khẩu có thể nộp đơn xin miễn trừ nếu họ xử lý thép của Trung Quốc rồi tái xuất khẩu thành phẩm, thay vì tiêu thụ trong nước. Chính phủ Canada cho biết vào ngày 18/10, các nhà nhập khẩu ở Canada có thể nộp đơn xin miễn thuế đối với các sản phẩm sản xuất chính.
Nguồn tin: satthep.net