Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu thép: Những con số ấn tượng

 Dù liên tục phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng xuất khẩu (XK) sắt, thép vẫn đang giữ được đà tăng trưởng tốt.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tháng 10/2018 XK sắt, thép các loại đạt 500 triệu tấn, trị giá 338 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, XK sắt, thép các loại đạt 5.113 tấn, tổng giá trị đạt 3.7 tỷ USD, tăng 49% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch XK thép tăng mạnh một phần do lượng tăng, phần khác là nhờ giá XK tăng cao. Trung bình trong cả 9 tháng đầu năm giá tăng 11,7%, đạt 736 USD/tấn.

Thống kê cho thấy, sắt, thép Việt Nam XK nhiều nhất sang các nước Đông Nam Á, Hoa Kỳ, EU. Trong đó, XK sang Đông Nam Á tăng rất mạnh 33,2% về lượng và tăng 51,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 55,7% trong tổng lượng và chiếm 51,7% trong tổng kim ngạch XK sắt, thép của cả nước. Giá XK sang thị trường này tăng 13,6%, đạt trung bình 683 USD/tấn.

Trong 9 tháng năm nay có 74% số thị trường XK sắt, thép tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 26% số thị trường bị sụt giảm kim ngạch. Đáng chú ý nhất là thị trường Ai Cập tăng trưởng đột biến gấp 136,1 lần về lượng và tăng gấp 87,3 lần về kim ngạch, đạt 3.266 tấn, tương đương 2,32 triệu USD. Ngoài ra, kim ngạch XK còn tăng mạnh ở các thị trường như: Ukraine tăng 297,6%, đạt 0,17 triệu USD; Nhật Bản tăng 226%, đạt 43,73 triệu USD; Bangladesh tăng 164,8%, đạt 4,39 triệu USD; Đài Loan tăng 139,9%, đạt 142,56 triệu USD.

Chính nhờ đó mà 9 tháng năm 2018, sản lượng sản xuất sắt, thép trong nước cũng tăng, tất cả sản phẩm như: sắt, thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 36,6% ; 6,3% và 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - cho rằng, dù từ tháng 8 đến nay, ngành thép Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt với gần 10 vụ kiện PVTM từ các nước: Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân, hướng đến tự chủ được các nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào ngay trong nước để hạn chế các kết quả bất lợi trong PVTM.

Ông Sưa cũng phân tích thêm, mọi động thái PVTM giữa các nước trên thế giới đều sẽ các tác động ít nhiều tới nước ta. Đơn cử như cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc- 2 nền kinh tế được coi là lớn nhất thế giới, nhìn tổng quan, đã ảnh hưởng ít nhiều đến ngành thép cả 2 mặt tích cực và tiêu cực.

Việc đối đầu giữa 2 cường quốc sẽ làm giảm nhu cầu thép giữa các nước, như vậy, giá cả nguyên vật liệu sẽ giảm theo. Tuy nhiên, việc nguồn nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc sẽ là điểm bất lợi. Việt Nam sẽ bị xem xét nguy cơ chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đang áp với Trung Quốc, điển hình như vụ Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cuộn cán nguội trên 200% và trên 550% đối với tôn mạ. Điều này sẽ khiến việc XK gặp thêm những khó khăn bất lợi.

Theo các chuyên gia, dự báo ngành thép 2018 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15%, sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM