Việc Trung Quốc thao túng đồng NDT trong hơn một thập kỷ qua để thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu của mình không đã không còn là chuyện phải bàn cãi; TQ can thiệp vào thị trường bằng cách dùng NDT để mua khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày.
Có một cách để tạo ra nửa triệu việc làm trong vòng 2 năm tới mà không cần thêm 1 xu vào ngân sách. Và cách đó cũng có thể làm sôi động lại nhà máy công xưởng vùng Rust Belt ( vùng có các nhà máy công nghiệp một thời lừng lẫy tại Mỹ ở các bang Michigan, Illinois, Indiana, Ohio và Wisconsin), giúp giảm thâm hụt ngân sách và giúp ổn định hệ thống kinh tế quốc tế.
Các nhà kinh tế cho rằng, những điều đó có thể xảy ra chỉ nếu khi Trung Quốc ngừng việc thao túng tiền tệ, ngừng việc làm cho đồng NDT yếu giả tạo để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Sự bức xúc với chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã hâm nóng quốc hội Mỹ trong những buổi điều trần trong tuần qua. Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner buộc tội TQ đã vi phạm các điều luật quốc tế. Tại hội nghị G20 được tổ chức ở Hàn Quốc vào thàng 11 tới, Tổng thống Obama lên kế hoạch thúc đẩy việc phát hành tiền tệ, đi cùng với những phàn nàn về chính sách thương mại và sở hữu trí tuệ của TQ,
Liệu Trung Quốc có được hưởng lợi nếu để cho đồng NDT tăng giá?
Có, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng sẽ tốt hơn cho TQ nếu đồng NDT tăng giá. Việc này sẽ làm tăng sức mua của người tiêu dùng TQ, giảm nguy cơ lạm phát và bong bóng tài sản, và có thể giảm được sự bất bình đẳng vốn đang gây nên những bất ổn trong xã hội.
Vậy thì điều gì đang ngăn cản Trung Quốc?
Các nhà xuất khẩu, tập trung dọc theo bờ biển phía nam, có nhiều ảnh hưởng chính trị tại Bắc Kinh và đang được hưởng lợi từ đồng nội tệ yếu. Tương tự là các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đang hoạt động với năng lực sản xuất dư thừa và cần phải bán được hàng hóa ra nước ngoài với giá rẻ. Các nhà nhập khẩu TQ chả vui vẻ gì với đồng NDT yếu – cũng như các quan chức của ngân hàng trung ương – nhưng tiếng nói của hai nhóm này đều khá yếu.
Phải có ai đó tại Mỹ phản đổi đồng NDT mạnh chứ?
Phần lớn các công ty đa quốc gia, và phố Wall, đều rất thoải mái với một đồng NDT yếu. Nhiều trong số các conglomerate lớn nhất tại Hòa Kỳ sản xuất hàng hóa tại TQ (hoặc là bán chúng tại Mỹ) được hưởng lợi từ đồng NDT yếu. Các công ty dịch vụ tài chính dễ dàng hoàn tất các hợp đồng hơn với một đồng dollar mạnh.
Nhưng sức mạnh của phe phản đổi thì sao?
Một đồng dollar mạnh tạo ra những áp lực cạnh tranh khổng lồ đối với các nhà sản xuất nông nghiệp và các công ty chế tạo nội địa Hoa Kỳ, và do đó cản trở việc tạo thêm việc làm.
Do đó, không mấy ngạc nhiên khi các chính trị gia vùng Trung Tây và các công đoàn là những người chỉ trích TQ kịch liệt nhất. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng đẩy Nhà Trắng và hầu hết các thành viên đảng Dân chủ (và một số người thuộc phe Công hòa) vào phía bị chỉ trích.
Trước đây, các rắc rối với đồng dollar mạnh đã được giải quyết thế nào?
Vào cuối những năm 1960, việc gia tăng chi tiêu ngân sách từ cuộc chiến tranh Việt Nam và chương trình Great Society đẩy lạm phát tăng cao. Nước Mỹ đã có thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong thời kỳ hậu thế chiến. Các nhà sản xuất đầy giận giữ. Tổng thổng Nixon phản ứng bằng cách đưa đất nước ra khỏi chế độ bản vị vàng vào năm 1971, khiến cho đồng dollar giảm 20%.
Từ năm 1981-1985, đồng dollar lại tăng giá, với việc Fed tăng lãi suất để chống lạm phát và chính phủ Reagan vay tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tháng Chín năm 1985, bộ trưởng tài chính James A.Baker III gặp các quan chức của Nhật và Đức tại khách sạn Plaza ở Manhattan. Đối mặt với lời đe dọa sẽ áp dụng chủ nghĩa bảo hộ đến từ quốc hội, hai nước này đã đồng ý với một kế hoạch giảm giá đồng dollar.
Vậy, một điều tương tự có thể lặp lại không?
Một sự phá giá nhanh chóng đồng dollar sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Không quốc gia nào, kể cả đồng minh của Mỹ, muốn nhìn thấy đồng tiền của mình đột ngột tăng giá trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục một cách yếu ớt. Hệ thống tiền tệ quốc tế vốn đã trở nên phức tạp hơn, với sự ra đời của đồng euro và sự nổi lên của các nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ và Nga.
Mặc dù TQ đã để cho đồng tiền của mình tăng giá hơn 20% so với đồng dollar trong khoảng thời gian từ 2005-2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho ngựa quen đường cũ. Hồi tháng Sáu, Bắc Kinh hứa hẹn về một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, nhưng kể từ đó đồng NDT chỉ tăng 1%. Quá ít, quá muộn, ông Geithner phát biểu trong tuần trước.
Cuối cùng, tỷ giá hổi đoái phản ánh các nguồn lực kinh tế vĩ mô rộng hơn. Để cho đồng dollar quay lại quỹ đạo trước đây, người Mỹ phải tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn và tiêu dùng và vay mượn ít đi, và người TQ, Đức, và Nhật phải nhận ra rằng quá dựa vào xuát khẩu không phải là một việc làm có lợi trong dài hạn.